1.QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Nước thải sinh hoạt hiện nay đang là vấn đề nan giải ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt các tỉnh thành có mật độ dân cư đông đúc như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,…

Do đó, việc áp dụng các hệ thống, quy trình xử lý nước thải là vô cùng cần thiết. Nhằm đảm bảo nước thải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường. Vậy hệ thống xử lý nước thải là gì và quy trình ra sao? Hãy cùng Quốc Đạt Envi tham khảo bài viết này để được hiểu rõ hơn nhé!

2. ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Nước thải sinh hoạt đô thị là gì?

Nước thải sinh hoạt được sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con người như: tắm giặt, ăn uống, vệ sinh… Ngoại trừ các hộ gia đình riêng lẻ hiện nay chưa có quy định về xử lý nước thải sinh hoạt, còn tại các khu đô thị, tòa nhà, chung cư, trung tâm thương mại, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng… đều cần xử lý theo tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.

Thành phần nước thải sinh hoạt

Qua quá trình nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng nước thải thường xuất phát từ 2 nguồn gốc chính đó là chất bài tiết của con người, động vật và các hoạt động sinh hoạt khác như tắm rửa, vệ sinh nhà cửa, nấu nướng,…

Từ 2 nguồn gốc này, có thể thấy được nước thải sinh hoạt thường chứa các thành phần chính như chất hữu cơ phân hủy sinh học, vô cơ, chất tẩy rửa, dầu mỡ, vi sinh vật,…

Trong đó, chất hữu cơ là thành phần lớn nhất trong nước thải sinh hoạt, bao gồm các hợp chất protein, hydro carbon và lượng lớn chất khó bị phân hủy. Nồng độ hữu cơ luôn đạt ngưỡng 150 – 450 mg/l, không tốt cho sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên.

Thành phần nước thải sinh hoạt và đô thị chứa một lượng lớn các hợp chất hữu cơ và vô cơ như:

  • Chứa hàm lượng lớn chất lơ lửng: Là thành phần có nhiều trong nước thải đô thị, dạng hạt, gồm khoảng 25% chất khoáng và 75% chất hữu cơ.
  • Các chất rắn không tan: Gồm các chất như nito hữu cơ, amoniac, photpho hữu cơ và photpho vô cơ.
  • Các vi sinh vật, vi khuẩn, vi trùng có hại.
  • Nước thải đô thị cũng chứa nhiều rong rêu, tảo, rác, bùn lầy.

Hình 1. Tìm hiểu về nước thải sinh hoạt

3.TÁC HẠI CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Hàng ngàn mét khối nước thải không qua xử lý đang được xả thẳng vào sông, hồ, kênh, rạch mỗi ngày, gây ra “tổn thương” nghiêm trọng cho môi trường.

  • Ảnh hưởng sức khỏe: Bốc mùi hôi thối, gây cảm giác khó chịu, ngột ngạt cho người dân xung quanh. Mùi hôi thối mang theo nhiều mầm bệnh, vi khuẩn lơ lửng trong không khí, trở thành nguy cơ lớn gây ra các bệnh về da, đường hô hấp.
  • Gây mất mỹ quan đô thị: biểu hiện đầu tiên của một dòng nước bị ô nhiễm đó chính là màu đen sánh đặc, rác nổi lềnh bềnh, gây mất mỹ quan khu vực.
  • Gây mất vệ sinh: Các vùng nước bẩn tích tụ lâu ngày sẽ là môi trường lý tưởng cho ruồi, nhặng, côn trùng sinh sôi và phát triển, gây mất vệ sinh nghiêm trọng. Đồng thời, chúng cũng là vật trung gian mang đến các loại bệnh truyền nhiễm.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Chất lượng đời sống của người dân bị giảm sút, cơ sở hạ tầng, kinh tế đều bị tụt hậu dần, do không ai muốn đầu tư vào một vị trí mà xung quanh bị ô nhiễm.
  • Ảnh hưởng sản xuất – kinh tế: Đối với khu vực nông thôn, nguồn nước sạch bị nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng đến mùa màng, chất lượng nông sản, lưu lượng kim loại nặng nhiều trong nước cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu con người dùng cho việc tưới tiêu, vệ sinh chuồng trại,…

4. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Việc xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ xử lý nước thải là rất quan trọng. Vì vậy, trước khi tiến hành lựa chọn và lắp đặt, cần kiểm tra một số tiêu chí:

  • Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt là gì?
  • Hiệu suất xử lý có tốt không?
  • Chi phí đầu tư có tương xứng với kết quả nhận được hay không?
  • Thời gian hoàn thiện thiết kế và lắp đặt.
  • Cách vận hành hệ thống ra sao?
  • Tuổi thọ của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt có đáp ứng nhu cầu hay không?

Công nghệ xử lý có đáp ứng đúng QCVN 14:2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hay không?

STT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1. pH –       5 – 9 5 – 9 
2. BOD5 (20oC) mg/l 30 50
3. Tổng số chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
4. Tổng chất rắn hòa tan mg/l 500 1000
5. Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1.0 4.0
6. Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
7. Nitrat (NO3–) (tính theo N) mg/l 30 50
8. Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10 20
9. Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 5 10
10. Photphat (PO43-) (tính theo P) mg/l 6 10
11. Tổng Coliforms MPN/ 100ml 3.000 5.000

Một số chỉ tiêu theo QCVN 14:2008/BTNMT

Nếu đáp ứng đủ các tiêu chí trên thì mới có thể áp dụng hệ thống xử lý nước thải trong khu công nghiệp và dân cư.

5. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

Sau đây là sơ đồ quy trình xử lý nước thải sinh hoạt.

Hình 2. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

6. Thuyết minh quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

  • HỐ THU GOM

Nước thải sinh hoạt được bơm đến hố thu gom để loại bỏ các chất rắn, tách dầu mỡ, cặn bã. Nhằm giúp hệ thống xử lý nước thải ở các bước sau dễ dàng làm nhiệm vụ của mình và bảo đảm an toàn.

  • SỤC KHÍ

Sau khi đã xử lý sơ bộ, nước thải tiếp tục được bơm vào bể điều hòa. Tại đây, nước thải sẽ được sục khí liên tục bằng máy thổi khí để đáp ứng quá trình xử lý nước thải diễn ra liên tục. Trong môi trường sục khí, các hợp chất Nitơ bị oxy hóa thành nitrit và nitrat. Các chất hữu cơ cũng bị phân hủy và lượng BOD sẽ giảm.

  • BỂ LẮNG

Nước thải sau khi được xử lý sẽ được đưa đến bể lắng để loại bỏ các cặn bùn còn lại. Lượng bùn, cát còn lại lắng xuống sẽ được đưa qua bể chứa bùn để quay trở lại bể sục khí để tiếp tục xử lý. Bể lắng được thiết kế trong môi trường thiếu khí. Do đó, giúp loại bỏ hoàn toàn nitrat.

  • KHỬ TRÙNG

Cuối cùng, để đảm bảo nước thải được xử lý hoàn toàn và không còn vi trùng, vi khuẩn. Nước thải được đưa vào bể khử trùng và được xử lý bằng Clo với lưu lượng phù hợp. Đảm bảo nước đầu ra đạt chuẩn quy định để xả thải hoặc tái sử dụng.

Trên đây là toàn bộ quy trình xử lý nước thải sinh hoạt mà Môi trường Việt muốn gửi đến bạn đọc. Hi vọng quý khách sẽ lựa chọn cho mình những hệ thống xử lý nước thải phù hợp với doanh nghiệp. Còn nếu cần tư vấn về các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hãy liên hệ ngay với Quốc Đạt Envi.

Hình 3. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt